Bạn đang ở đây:the hunger games ss 1 bat hu > Điểm phát sóng

Người dân miền Tây đi 30-40 km đóng 'Đất rừng phương Nam'

the hunger games ss 1 bat hu2023-11-04 15:01:55【Điểm phát sóng】6Mọi người đã tụ tập xung quanh

Giới thiệuTừ Cao Lãnh, Đồng Tháp, hai dì cháu đăng ký làm quần chúng trong cảnh phim lính Tây tấn công gánh há slots calendar

Từ Cao Lãnh,ườidânmiềnTâyđikmđóngĐấtrừngphươ Đồng Tháp, hai dì cháu đăng ký làm quần chúng trong cảnh phim lính Tây tấn công gánh hát ở gần cuối phim Đất rừng phương Nam. Họ cho biết phải đi 30-40 km, "đến vì đam mê". Nhiều bà con ở từng tỉnh thành cũng nhiệt tình hỗ trợ đoàn phim trong vai trò diễn viên quần chúng. Chị Thu Hòa, phụ huynh của diễn viên nhí Hạo Khang (vai An), nói người dân ở địa điểm quay nào cũng đón chào đoàn phim bằng sự tử tế.

Diễn viên nhí Hạo Khang giữa vòng tay yêu thương của bà con miền Tây.

Diễn viên nhí Hạo Khang giữa vòng tay của bà con miền Tây.

Tác phẩm của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có nhiều đại cảnh với số lượng quần chúng khoảng 100 người. Riêng cảnh chợ nổi được dàn dựng ở rừng tràm Trà Sư quy tụ khoảng 300 người trong vai tiểu thương, người dân. Ban quản lý khu du lịch này cho biết ngày phim bấm máy, bà con địa phương rất hào hứng đến gặp các diễn viên, quan sát đoàn phim làm việc. Bởi vậy, đông người đăng ký đóng quần chúng.

Theo nhà sản xuất, Đất rừng phương Nam có 45 bối cảnh, đi qua nhiều địa phương thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long Xuyên, Đồng Nai. Đi đến đâu, đoàn phim cũng được chính quyền và người dân địa phương hỗ trợ.

Tại tỉnh An Giang, đoàn phim "khóa" cầu Bình Thủy vài ngày để quay cảnh chạy loạn. Theo đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đây là độc đạo giao thương ở khu vực này, là đoạn đường có lưu lượng người qua lại lớn. Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn - cố vấn phim - cho rằng bà con phải yêu thương bộ phim mới sẵn lòng giúp đỡ như vậy.

Một phần bối cảnh của Đất rừng phương Nam được giữ lại tại khu du lịch rừng tràm Trà Sư.

Một phần bối cảnh của 'Đất rừng phương Nam' được giữ lại tại khu du lịch rừng tràm Trà Sư.

Thay đổi so với nguyên tác văn học của nhà văn Đoàn Giỏi và bản phim truyền hình Đất phương Nam năm 1997, phim điện ảnh Đất rừng phương Nam đặt câu chuyện vào thập niên 1920. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cùng đội ngũ dành nhiều thời gian để chọn cảnh ở các tỉnh miền Tây. Trên nền khung cảnh thiên nhiên, họ dàn dựng thêm khu chợ, cửa tiệm, nhà ở để tái hiện đời sống miền Tây sông nước cách đây một thế kỷ. Một phần bối cảnh của phim hiện được ban quản lý rừng tràm Trà Sư giữ lại phục vụ tham quan.

Sau hai tuần ra rạp, Đất rừng phương Nam thu về hơn 111 tỷ đồng. Phim nhận nhiều đánh giá tốt về nội dung, cách dàn dựng, nhưng được nhận xét một số tình tiết chọc cười lạc khỏi mạch truyện, cách xây dựng nhân vật chưa đủ sâu. Gây tranh cãi sai lệch lịch sử, phim được chỉnh sửa một số chi tiết. Phim được kỳ vọng có phần sau.

Người dân miền Tây đi 30-40 km đóng 'Đất rừng phương Nam'